Kinh Nghiệm Máy Tính

6 dấu hiệu cho thấy card đồ họa lỗi sắp hỏng

6 dấu hiệu cho thấy card đồ họa lỗi sắp hỏng

Khi máy tính hay PC của bạn gặp sự cố gì, điều quan trọng cần làm là tìm ra bộ phận, linh kiện nào gây ra vấn đề này. Nếu bạn đang phân vân không biết card màn hình/ card đồ họa/ VGA/ GPU của mình có phải là nguồn gốc của sự cố hay không, tham khảo 6 dấu hiệu cảnh báo card đồ họa lỗi sắp hỏng mà bạn có thể xem để xác định xem có phải trường hợp này hay không.

6 dấu hiệu cho thấy card đồ họa lỗi sắp hỏng

Lỗi phần cứng luôn là điều tồi tệ và càng không may nếu GPU của bạn bị lỗi. Thực tế mà nói, GPU là một trong những bộ phận đắt tiền nhất của PC chơi game, nhưng trong điều kiện nhiệt không phù hợp, hoặc nếu nó bị lạm dụng quá nhiều, nó cũng có thể bị hỏng qua các dấu hiệu:

Chơi game đồ họa bị giảm chất lượng

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất mà một card đồ họa sắp hết tuổi thọ. Đồ họa gặp lỗi thường dễ thấy khi chơi game chất lượng giảm sút rõ rệt, biểu hiện ở dạng kết cấu tải kém, lỗi màn hình, xé hình hoặc hiện vật ngẫu nhiên xuất hiện trên màn hình giữa trò chơi.
Nếu ngay cả khi bạn đã giảm mức đồ họa xuống thấp hơn, máy tính vẫn gặp vấn đề, khó khăn khi chơi game đó có thể là dấu hiệu cho thấy card đồ họa của bạn đã hết thời. Đã thực sự đến lúc nâng cấp GPU nếu bạn muốn tiếp tục chơi các trò chơi với mức đồ họa cao, mới nhất.

Card đồ họa bị lỗi thường gặp khi chơi game

Card đồ họa bị lỗi thường gặp khi chơi game

Màn hình bị xanh

Nỗi ám ảm không của riêng ai khi thấy màn hình xanh xuất hiện, rất nhiều nguy cơ đáng sợ đang đe dọa công cụ làm việc của bạn. Tình trạng này thường xuất hiện kèm theo thông báo lỗi có thể đến từ các nguyên nhân do ổ cứng, lỗi RAM, chips bộ phận… Và tất nhiên, một trong số đó là card đồ họa. Nguy cơ máy tính hỏng card màn hình sẽ rõ ràng hơn nếu thông báo màn hình xanh xuất hiện khi bạn đang thực hiện một số nhiệm vụ đồ họa như xem phim, chơi game…

Màn hình bị nhiễu, sọc ngang

Trong quá trình sử dụng máy tính, bạn thường xuyên thấy màn hình xuất hiện những đốm nhiễu li ti, sọc ngang, dọc, đứt đoạn xuất hiện dày đặc rất khó chịu, ảnh hưởng đến trải nghiệm rất nhiều.
Nếu khởi động lại máy tính mà màn hình có thể trở lại bình thường thì không sao. Nhưng nếu GPU bị lỗi, hiện tượng màn hình bị nhiễu, sọc ngang sẽ không hết.

Nếu GPU bị lỗi, hiện tượng màn hình bị nhiễu sẽ không hết

Nếu GPU bị lỗi, hiện tượng màn hình bị nhiễu sẽ không hết

Tiếng quạt card đồ họa bị ồn

Tiếng động cơ cánh quạt chạy quá to, quá ồn chưa hẳn đã hỏng card màn hình, nhưng chắc chắn là máy tính đã hoạt động quá tải. Hãy dừng sử dụng máy tính và để máy nghỉ ngơi một lúc. Một khi các quạt ngừng hoạt động khi tải, card đồ họa có thể nhanh chóng bị chết.

Hình ảnh giật lag liên tục

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy hình ảnh bị chập chờn và nặng hơn trong khi sử dụng máy tính của mình, đây có thể là một triệu chứng phổ biến của lỗi card đồ họa. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này cũng có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm một số phần mềm độc hại hoặc do sự cố ổ cứng. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ để xác định rõ nguồn gốc thực sự của vấn đề để có giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Màu sắc màn hình hiển thị bị loang lổ

Màn hình máy tính xuất hiện các mảng màu mờ liên tục, không theo thứ tự nào, khiến chất lượng hình ảnh kém hơn độ phân giải hiện tại, hãy lưu ý rằng bạn có thể đang gặp sự cố lớn với card màn hình. Khi hiện tượng này xảy ra, hãy khởi động lại PC của bạn để xem sự cố có cải thiện hay không. Nếu sự cố vẫn không có dấu hiệu cải thiện mà thay vào đó là tình trạng nặng hơn, bạn nên mang máy đến trung tâm sửa chữa uy tín để được sửa chữa card đồ họa nhanh chóng.

=> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thanh lý trâu cày coin giá cao, thu hồi vốn nhanh

Có thể gặp sự cố lớn với card đồ họa khi màu sắc màn hình loang lổ

Có thể gặp sự cố lớn với card đồ họa khi màu sắc màn hình loang lổ

Nguyên nhân nào khiến GPU card đồ họa bị lỗi?

Hầu như bạn sẽ rất khó phát hiện GPU đã chết cho đến khi máy tính của bạn bị treo giữa trò chơi hoặc bị cháy. Dưới đây là một số lý do khiến card đồ họa hoàn toàn có thể chết:

  • Các thành phần GPU bị lỗi sớm do sản xuất bị lỗi
  • Cài đặt card đồ họa không tương thích
  • Bụi bẩn, độ ẩm tích tụ trên các bộ phận làm mát gây hư hỏng linh kiện
  • GPU quá nhiệt do ổ trục trên quạt làm mát bị hỏng hoặc mòn
  • Chạy card đồ họa trên các trò chơi có trình điều khiển phần mềm không tương thích
Bụi bẩn, độ ẩm có thể khiến GPU gặp lỗi

Bụi bẩn, độ ẩm có thể khiến GPU gặp lỗi

Cách giải quyết khi card đồ họa bị lỗi

Để phòng tránh các vấn đề trên xảy ra, bạn cần thường xuyên bảo trì hệ thống của mình, cả về mặt vật lý và kỹ thuật số. Luôn giữ cho GPU sạch sẽ và đảm bảo rằng trình điều khiển phần mềm cho card đồ họa được cập nhật.

Nếu như card đồ họa hư hỏng không thể khắc phục được, có thể đã đến lúc thay thế nó. Tùy thuộc vào nhu cầu, công việc bạn đang làm, bạn không nhất thiết phải cần một card màn hình siêu đắt tiền bởi GPU là linh kiện không hề rẻ. Trước khi nâng cấp card đồ họa của mình, bạn nên kiểm tra các phần khác của phần cứng hệ thống kèm theo những lưu ý sau:

  • Đảm bảo GPU có đủ năng lượng: Hãy đảm bảo rằng chiếc VGA bạn mua tồn tại ít nhất vài năm trước khi bạn phải nâng cấp lại.
  • GPU tương thích với các bộ phận khác: Khi các linh kiện khác còn hoạt động bình thường, bạn chỉ nâng cấp GPU thì nên chú ý tránh gây sự chênh lệch giữa các linh kiện, sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn cổ chai.
  • Đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp: GPU là một trong những phần đòi hỏi khắt khe nhất của máy tính, nên hãy đảm bảo rằng bộ nguồn (PSU) của bạn tương thích trước khi mua. Ví dụ: NVIDIA GeForce RTX có công suất tối đa khoảng 340W, có nghĩa là bạn sẽ cần một PSU có thể chứa GPU cùng với phần cứng khác (CPU, bo mạch chủ, RAM, card âm thanh và các thiết bị ngoại vi khác).

Hy vọng qua bài viết sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết card đồ họa bị lỗi sắp hỏng sẽ có biểu hiện như thế nào. Nếu có ý định nâng cấp nhưng dòng cũ của bạn còn sử dụng được thì nên tìm đến đơn vị thu mua VGA cũ để có thêm chi phí nhé. Nếu có câu hỏi thắc mắc nào, đừng quên để lại bình luận cùng trao đổi.

3.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *