Kinh Nghiệm Máy Tính

Cách khắc phục CPU quá nhiệt với 3 cách cực đơn giản

Cách khắc phục CPU quá nhiệt

Tình trạng CPU bị nóng, CPU quá nhiệt là vấn đề không thể tránh khỏi, chúng có thể gây hại đến máy tính. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục CPU quá nhiệt. Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có giải pháp phù hợp, bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết, đừng bỏ qua nhé!

Tình trạng CPU quá nhiệt là gì?

Tình trạng CPU quá nhiệt là trong quá trình xử lý thông tin, CPU chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng có mức nhiệt độ này vượt quá mức tối đa. Mỗi CPU có khả năng chịu nhiệt tối đa khác nhau và được các nhà sản xuất như Intel ghi trên lưng CPU dưới dạng mã hoặc liệt kê trong bảng thông số của CPU trên trang web của hãng.

Để CPU hoạt động tốt nhất, bạn nên giữ nhiệt độ CPU thấp hơn mức tối đa. Các mức nhiệt độ tham khảo cho người dùng:

  • Dưới 60°C: Mức nhiệt độ hoàn hảo cho CPU.
  • 60°C – 70°C: Mức ổn định nhưng có khả năng quạt tản nhiệt của bạn có vấn đề nên CPU không được tản nhiệt tốt.
  • 70°C – 80°C: CPU khá nóng nhưng chưa nguy hiểm.
  • 80°C – 90°C: Mức nhiệt độ đáng báo động, nếu máy tính phải hoạt động ở nhiệt độ này trong một khoảng thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều tác động không tốt.
  • Trên 90°C: Lúc này là máy tính của bạn đang “nguy hiểm”. Nếu bạn tiếp tục sử dụng máy tính ở mức nhiệt độ này thì chắc chắn sẽ làm giảm hiệu năng của máy tính cũng như những linh kiện bên trong máy tính.

Lưu ý: Bạn nên để ý máy tính có đang ép xung CPU hay không bởi vì khi ép xung nhiệt độ máy tính có thể đạt tới 90°C là bình thường chứ không hề nguy hiểm.

CPU quá nhiệt là nhiệt độ tỏa ra vượt mức tối đa cho phép

CPU quá nhiệt là nhiệt độ tỏa ra vượt mức tối đa cho phép

Nguyên nhân khiến CPU quá nóng

Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp làm cho CPU bị nóng. Có thể kể đến như:

  • Quạt tản nhiệt bị bụi bẩn bám lâu ngày: Nhiệm vụ chính của quạt tản nhiệt là làm mát các linh kiện bên trong CPU. Nếu trường hợp quạt bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm cho khả năng tản nhiệt của quạt bị giảm đi rất nhiều và không đủ sức để làm mát bên trong CPU.
  • CPU chạy quá nhiều tác vụ nặng: Nếu máy tính của bạn đang chạy quá nhiều tác vụ hoặc hoạt động thường xuyên thì CPU sẽ bị nóng lên do hoạt động với công suất lớn.
  • Lỗi phần mềm: Tưởng chừng như không liên quan nhưng khi máy tính bị lỗi phần mềm thì màn hình máy tính sẽ bị treo hoặc tạm thời không sử dụng được. Trong lúc đó CPU vẫn đang hoạt động với công suất rất lớn nên gặp phải tình trạng quá nhiệt.
  • Keo tản nhiệt bị khô: Khi gắn bề mặt CPU và phần tản nhiệt với nhau, nếu không có sự hỗ trợ từ keo tản nhiệt hoặc keo tản nhiệt dùng lâu bị khô, giữa các khe hở lúc này sẽ bị kẹt lại không khí, tạo nên sự gián đoạn đáng kể cho quá trình dẫn nhiệt. Kéo theo đó, CPU khi hoạt động sẽ dễ nóng lên, tạo nên lượng nhiệt lớn.

=> Bài viết liên quan: Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ của máy tính

Keo tản nhiệt bị khô có thể khiến CPU nóng lên

Keo tản nhiệt bị khô có thể khiến CPU nóng lên

Cách khắc phục CPU quá nhiệt với 3 cách cực đơn giản

Những chia sẻ trên cũng giúp bạn hiểu được CPU quá nhiệt là tình trạng như thế nào và nguyên nhân do đâu. Tiếp theo để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo ngay 3 cách cực đơn giản nhưng rất hiệu quả:

Giải pháp 1: Kiểm tra và thay tản nhiệt

Trước tiên, bạn nên tháo hệ thống máy tính và sau đó điều hướng đến CPU trên bo mạch chủ. Kiểm tra xem keo tản nhiệt có bị khô và có còn khả năng dẫn nhiệt tốt như trước nữa không. Nếu sử dụng khá lâu mà chưa thay keo tản nhiệt thì đã đến lúc bạn cần thay keo mới theo các bước:

  1. Làm sạch bề mặt tiếp xúc của keo tản nhiệt và bộ phận tản nhiệt. Lớp keo cũ sau một thời gian sử dụng co thể bị khô và tạo thành các mảng bám trên bề mặt chip. Nếu tiếp tục tra keo mới lên thì diện tích tiếp xúc của keo với tản nhiệt sẽ giảm (do bề mặt không bằng phẳng của lớp keo) và dẫn tới việc tản nhiệt kém hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng một tấm vải hoặc khăn mềm cùng với dung dịch tẩy rửa như cồn hoặc axeton.
  2. Sau đó, các bạn tra một lớp keo tản nhiệt mỏng và đều trên bề mặt chip là được. Nhớ không được dùng quá nhiều hoặc quá ít keo.

Lời khuyên cho các bạn là để luôn đảm bảo cho bộ phận tản nhiệt hoạt động hiệu quả.

Nên tra keo tản nhiệt định kỳ 6 tháng/1 lần

Nên tra keo tản nhiệt định kỳ 6 tháng/1 lần

Giải pháp 2: Dừng ép xung CPU

Ép xung là thao tác nâng cao hiệu suất và tốc độ xử lý của CPU thông qua các cài đặt trong BIOS, từ đó làm tăng hiệu năng tổng của hệ thống. Tuy nhiên, ép xung tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và sinh ra nhiều nhiệt hơn trên CPU. Nếu CPU của bạn đang ép xung, bạn cần phải dừng nó lại và theo dõi nhiệt độ để xem sự cố còn tồn tại hay không.

Giải pháp 3: Làm sạch quạt làm mát

Bạn nên thường xuyên kiểm tra xem quạt có hoạt động tốt không, nếu thấy quạt bám bụi thì dùng bộ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch ngay cả khi CPU không quá nhiệt. Tần suất vệ sinh có thể tùy thuộc vào việc bạn sử dụng máy nhiều hay ít, cũng như môi trường khi sử dụng. Nếu bạn để máy ở nơi dễ bám bụi thì việc vệ sinh máy tính cần được tiến hành thường xuyên hơn.

Nên làm sạch quạt làm mát thường xuyên

Nên làm sạch quạt làm mát thường xuyên

Nhiệt độ CPU quá nóng không những ảnh hưởng đến thiết bị, cản trở công việc mà còn gây hao phí tiền bạc cho việc sửa chữa hoặc mua mới CPU. Hy vọng với những chia sẻ của PC79 sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này, nếu bạn không hiểu chuyên sâu về phần cứng máy tính thì hãy tìm đến đơn vị sửa chữa máy tính uy tín để được hỗ trợ. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *