Kinh Nghiệm Máy Tính

Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ của máy tính

Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của máy tính

Nếu nói hiệu suất hoạt động tổng thể của hệ thống bằng chính xác tổng hiệu xuất của từng bộ phận cấu thành thì chưa hẳn. Bởi tốc độ của chung phần cứng bị chi phối khá nhiều bởi mức độ tương tác giữa các bộ phận và cả cách mà bạn sử dụng máy tính. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn những yếu tố ảnh hưởng tốc độ máy tính.

Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ của máy tính

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của PC, dưới đây là 6 nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu năng:

Bộ nhớ đệm CPU

Khi nói đến bộ xử lý CPU của máy tính, để phân biệt “hơn thua” hiệu năng thường dựa vào tốc độ xung nhịp và số nhân bên trong. Ngoài ra, còn có một thông số khác ảnh hưởng đến hiệu năng là bộ nhớ đệm của bộ xử lý (processor cache). Bộ nhớ cache của CPU đóng vai trò như là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý từ việc soạn thảo văn bản đơn giản đến chơi game nặng ký.

Bộ nhớ đệm càng lớn sẽ tăng hiệu suất làm việc của CPU

Bộ nhớ đệm càng lớn sẽ tăng hiệu suất làm việc của CPU

Bộ nhớ đệm càng lớn thì sẽ chứa được nhiều lệnh hơn và nhờ đó giúp rút ngắn thời gian chờ, tăng hiệu suất làm việc của CPU. Cache bộ xử lý thường có 3 mức L1, L2 và L3. Trong quá trình CPU xử lý, cache L1 sẽ kiểm tra xem cache L2 có những gì nó cần hay không. Sau đó, cache L2 sẽ tiếp tục lấy thông tin từ cache L3 và những thông tin này thường được lấy từ RAM, ổ cứng. Cache L1 thường có dung lượng chỉ vài chục KB (từ 8 – 32KB). Cache L2 thường có dung lượng khoảng vài trăm KB hoặc vài MB (256KB, 512KB, 1MB, 2MB, 4MB, 6M, 8M) và cache L3 cũng thường có dung lượng khoảng vài MB.

Tốc độ quay ổ cứng

Thông thường khi nói về ổ đĩa cứng truyền thống HDD của máy tính, người ta chủ yếu thường chỉ đề cập đến mức dung lượng và giao tiếp của chúng. Nhưng có một thông số ảnh hưởng đến tốc độ ổ cứng mà nhiều người ít để ý đó là tốc độ vòng quay mỗi phút (RPM – round per minute).

Tốc độ vòng quay của các phiến đĩa bên trong có thể tác động rất lớn đến tốc độ xử lý chung của ổ cứng cũng như của máy tính. RPM càng cao có nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Ổ cứng loại 3.5 inch trên thị trường hiện nay thường có tốc độ 7.200RPM, trong khi loại ổ 2,5 inch thường là 5.400RPM.

Tốc độ vòng quay của các phiến đĩa tác động rất lớn đến tốc độ xử lý chung của ổ cứng

Tốc độ vòng quay của các phiến đĩa tác động rất lớn đến tốc độ xử lý chung của ổ cứng

=> Có thể bạn quan tâm: Khi nào nên thay nguồn máy tính mới?

Mức xung nhịp và độ trễ RAM

Về mặt công nghệ, hiệu suất của RAM bị ảnh hưởng bởi hai thông số là tốc độ xung nhịp, hay còn gọi là tần số (frequency) và độ trễ (latency). Tần số càng cao sẽ giúp cho RAM có thể cải thiện đáng kể khả năng đồ họa tích hợp. Loại RAM phổ biến nhất đang được sử dụng trong hầu hết hệ thống máy tính cá nhân đời mới hiện nay là DDR3 với tốc độ bus dữ liệu 1.600MHz, mức cao nhất của công nghệ RAM DDR3.

Còn độ trễ có tác động nhiều hơn đến hiệu suất của RAM. Đây là yếu tố để đo sự chậm trễ trước khi bộ nhớ RAM có thể đạt được một nhiệm vụ cụ thể và được hiển thị bởi một nhóm gồm 4 con số chỉ thời gian, chẳng hạn như 6-8-7-12. Trong hầu hết trường hợp, con số càng thấp thì tốc độ càng nhanh.

Độ trễ càng thấp thì tốc độ RAM càng nhanh

Độ trễ càng thấp thì tốc độ RAM càng nhanh

Tốc độ Bus Mainboard

Tốc độ bus của bo mạch chủ cũng là một trong những yếu tố bạn cũng nên quan tâm khi muốn build bộ máy cho riêng mình. Bo mạch chủ là trung tâm của hệ thống máy tính, giúp kết nối tất cả thành phần khác như bộ xử lý, RAM, ổ cứng ,… nên tốc độ bus của bo mạch chủ đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu suất chung của máy tính. Nó cũng là nền tảng xác định để bạn chọn những thành phần linh kiện khác khi cần lắp mới hoặc nâng cấp hệ thống cũ.

Ví dụ: Mainboard chỉ hỗ trợ khe RAM có tốc độ tối đa 1.333MHz nên bạn cần chọn loại RAM tương thích. Mặc dù nó có thể làm việc với RAM 1.600MHz nhưng khi đó hiệu năng chung chỉ đạt mức tốc độ thấp hơn.

Tốc độ Bus Mainboard là nền tảng xác định chọn các linh kiện khác

Tốc độ Bus Mainboard là nền tảng xác định chọn các linh kiện khác

Độ phân giải màn hình

Qua trải nghiệm thực tế chắc bạn cũng cảm nhận được độ phân giải màn hình có tác động nhiều như thế nào đến hiệu năng. Bạn chơi game ở độ phân giải càng cao thì đồ họa càng đẹp nhưng nó cũng gây sức ép nhiều hơn lên CPU và GPU. Thực tế thì chỉ có các máy tính cấu hình mạnh mới có thể “cân” tốt các game nặng ở độ phân giải cao. Nếu chơi game trên các máy tính yếu, bạn phải sẽ chấp nhận chơi ở độ phân giải phù hợp.

Độ phân giải màn hình càng cao thì càng cần có phần cứng tương ứng để máy hoạt động ở hiệu năng tối ưu. Hầu hết máy tính hiện nay có thể chạy tốt với màn hình HD và Full-HD nhưng nếu muốn dùng màn hình 4k thì bạn cần đảm bảo phần cứng của máy tính phải đủ mạnh.

Chơi game ở độ phân giải càng cao thì đồ họa càng đẹp

Chơi game ở độ phân giải càng cao thì đồ họa càng đẹp

Các phần mềm trong máy

Ngay cả các máy tính có hiệu năng cao cũng có thể bị ảnh hưởng với các chương trình chạy nền. Do đó việc gỡ bỏ các chương trình này có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tốc độ cho máy tính. Ngoài ra, bạn càng sử dụng máy tính lâu thì càng có nhiều dữ liệu rác cần phải được gỡ bỏ.

Nếu muốn cải thiện tốc độ của hệ thống máy tính, điều đầu tiên bạn cần phải chú ý đó chính là việc sắp xếp và lựa chọn các bộ phận cấu thành sao cho hợp lý để chúng có thể tương tác với nhau một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đến bạn. Đừng quên theo dõi PC79 để cập nhật thêm nhiều tin tức công nghệ mới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *